Cách lắp aptomat chống giật đơn giản, nhanh chóng và an toàn cho gia đình

Cách lắp aptomat chống giật đơn giản, nhanh chóng và an toàn cho gia đình

Monday, 26/12/2022

Aptomat chống giật (CB chống giật) hay được gọi tắt là át chống giật là thiết bị đóng ngắt tự động. Khi có dòng điện rò rỉ xuống đất hay có người bị giật điện thì át sẽ tự ngắt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, cũng giống như các loại át thường thì át chống giật cũng có chức năng bảo vệ quá tải nên đây là sản phẩm được nhiều gia đình lựa chọn. Bài viết sau đây, đèn LED Kaizen sẽ hướng dẫn bạn cách lắp aptomat chống giật nhanh chóng, đơn giản nhất.

1. Các loại Aptomat chống giật

  • Dựa vào chức năng sử dụng, Aptomat chống giật sẽ có các loại:
  • Aptomat chống giật dạng tép RCCB.
  • Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO
  • Aptomat khối có bảo vệ quá tải ELCB.

Các loại át RCCB hay ELCB còn có chức năng bảo vệ quá tải. Còn đối với RCCB, nếu cần thêm chức năng bảo vệ quá tải thì phải kết hợp cùng MCB.

  • Phân loại Aptomat chống giật dựa theo nguồn điện
  • Aptomat chống giật 1 pha: Có chức năng so sánh dòng điện giữa 2 dây mát và lửa. Trường hợp sự chênh lệch ngưỡng rò quá lớn sẽ khiến cho thiết bị dừng cung cấp điện. Các ngưỡng rò mà các nhà thiết kế áp vào thiết bị là 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.
  • Aptomat chống giật 3 pha: 3 dây sẽ so sánh dòng điện qua 3 dây và dây trung tính. Khi các thông số này khác nhau quá ngưỡng rò quy định thì nó sẽ tự ngắt điện.

2. Các bước lắp đặt aptomat chống giật nhanh chóng, hiệu quả

Bước 1: Ngắt điện

Trước khi lắp đặt cần đảm bảo ngắt hoàn toàn nguồn điện và hệ thống điện ở không gian lắp đặt

Bước 2: Bắt vít cố định aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy

Khi bắt vít bạn cần cẩn thận, đảm bảo chắc chắn tránh bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng khi. Bạn cần đặt đặt đầu line ở phía trên, đầu load phải đặt phía dưới.

Bước 3: Đấu kết nối dây điện vào aptomat chống giật

Khi đấu dây điện, kết nối nguồn điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn đầu line, đầu ra được gắn phụ tải với cọc load. Không đấu nối ngược lại bởi nó sẽ gây chập cháy và nguy hiểm cho người dùng. Dây nóng phải được đấu vào cọc L, dây nguội cắm vào cọc N. Lưu ý, khi aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải khi lặp đặt nối tiếp MCB và MCCB nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống khi bị xảy ra quá tải, quá áp.

Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt

Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn. Mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không và điều chỉnh một cách kịp thời.

3. Cách kiểm tra hoạt động của aptomat chống giật

Trong quá trình sử dụng, người dùng nên kiểm, tra chức năng bảo vệ ít nhất mỗi tháng một lần bằng cách nhấn nút test trên aptomat. Thao tác như vậy sẽ giúp cho bạn phát hiện được những trường hợp hỏng hóc hay phải thay cái khác hoặc sửa lại để tránh trường hợp và sự cố khi xảy ra. Có rất nhiều trường hợp do lắp đặt lâu và sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao làm cho aptomat chống giật không còn khả năng dịch chuyển để ngắt mạch điện được. Dù mạch điện tử vẫn đang hoạt động bình thường. Bạn nên test ít nhất 1 lần/tháng để xác định được các sự cố khi có vấn đề xảy ra để có biện pháp khắc phục.

Có 3 cách để kiểm tra aptomat chống giật:

Cách 1: Nhấn nút test trên aptomat chống giật nếu aptomat chống giật mà ngắt điện là Ok

Cách 2: Nếu như bạn không yên tâm thao tác như ở cách 1 thì dây mát của tải không đấu qua aptomat. Tải bạn nên có công tắc để tắt/ mở. Khi đóng aptomat hay bật công tắc điện cho tải. Lúc đó aptomat chống giật sẽ ngắt là Ok.

Cách 3: Với cách này chỉ được áp dụng khi không biết Aptomat chống giật chống giật đó có bị quá tải hay không. Nếu cầu chì được lắp trước aptomat, chọn ampe thấp hơn khi dây đỏ và xanh lại nếu chì sau Cb đứt, Cb khồng ngắt là Cb có chống chập.

4. Các câu hỏi thường gặp khi tư vấn lắp đặt Aptomat chống giật

Có nên dùng Aptomat chống giật?

Lắp Aptomat chống giật là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình, hạn chế nguy hiểm khi xảy ra sự cố về điện, bảo vệ hệ thống dẫn điện và các thiết bị điện khác. Ngày nay cầu dao chống giật đã trở thành thiết bị quan trọng trong hệ thống điện công trình dân dụng, cách lắp Aptomat cũng đơn giản nên tất cả thợ điện đều có thể thực hiện, tuy nhiên nếu bạn lo ngại tay nghề thợ ngoài “chợ trời” không đảm bảo thì hãy gọi ngay cho nhân viên kỹ thuật để họ đến khảo sát và tư vấn cho bạn Aptomat chống giật loại nào tốt nhất.

Nên lắp Aptomat chống giật cho những thiết bị điện nào?

Rất nhiều khách hàng không biết nên lắp Aptomat chống giật ở những vị trí nào thì bạn có thể tham khảo:

Cầu dao tổng: bạn nên bổ sung thêm những chiếc cầu dao chống giật có cường độ dòng điện tương ứng, để 2 thiết bị có thể bổ trợ cho nhau.

Đối với một số thiết bị điện công suất lớn và hoạt động trong thời gian dài, ở khu vực tiếp xúc với nước nhiều thì bạn cũng nên lắp, tại nhà tắm thì bạn nên lắp Aptomat chống giật cho máy nước nóng lạnh, ở phòng bếp thì có thể suy nghĩ đến lắp cho bếp điện từ…

>> Xem thêm: Cách chọn Aptomat tổng cho hộ gia đình an toàn và hiệu quả

Trên đây là các cách lắp aptomat chống giật đơn giản, nhanh chóng và an toàn cho gia đình mà đèn LED Kaizen đã chia sẻ. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lắp đặt. Nếu còn những thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Viết bình luận:
kaizen.com.vn

LÝ DO NÊN LỰA CHỌN KAIZEN

kaizen.com.vn

Ánh sáng chất lượng

kaizen.com.vn

Tiết kiệm điện tối đa

kaizen.com.vn

An toàn cho người dùng

kaizen.com.vn

Giá thành hợp lý

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẠI LÝ, NHÀ PHÂN PHỐI

kaizen.com.vn

Độc quyền khu vực

kaizen.com.vn

Bảng giá nhà máy cực ưu đãi

kaizen.com.vn

Chiết khấu siêu cao

kaizen.com.vn

Bảo hành uy tín 12 tháng đổi mới

kaizen.com.vn

Hỗ trợ ấn phẩm truyền thông

kaizen.com.vn

Hỗ trợ data khách hàng khu vực

kaizen.com.vn

Hỗ trợ vận chuyển tối đa

kaizen.com.vn

Hóa đơn VAT đầy đủ, thanh toán linh hoạt

popup

Số lượng:

Tổng tiền: